Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Chớ coi thường bệnh thủy đậu ở người lớn

  Thông tin một bác sĩ mắc bệnh thủy đậu tử vong làm nhiều người giật mình về quan niệm chỉ trẻ em mới mắc bệnh thủy đậu hoặc người lớn lỡ mắc bệnh này cũng chẳng sao.
 
          TS.BS Lê Mạnh Hùng, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết đang vào mùa của bệnh thủy đậu.
 
Bệnh thường rộ lên trước tết
 
          Xuất hiện quanh năm nhưng bệnh thường rộ lên trước tết âm lịch một tháng và kéo dài sau tết vài tháng. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng theo bác sĩ Hùng, số người mắc bệnh thủy đậu đến khám tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới bắt đầu có dấu hiệu gia tăng và dự báo số người mắc bệnh này sẽ tăng trong thời gian tới. Đa số trường hợp mắc bệnh thủy đậu đều tự khỏi nhưng vẫn có một số trường hợp gây ra biến chứng, thậm chí tử vong. Đặc biệt, người lớn mắc bệnh thủy đậu lại dễ bị biến chứng và có tỉ lệ tử vong cao hơn trẻ em, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
 
          Chỉ trong thời gian ngắn từ cuối tháng 12-2012 đến những ngày đầu tháng 1-2013, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận hai trường hợp người lớn mắc bệnh thủy đậu có biến chứng nặng. Trong đó trường hợp tử vong là một bác sĩ, 51 tuổi, ở Sa Đéc, Đồng Tháp và một trường hợp gia đình xin về nhưng hiện đã hồi phục. Trước những ca bệnh này, ngày 4-1 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã có văn bản gửi Viện Pasteur, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM để báo cáo. Theo bác sĩ Hùng, sau nhiều năm (từ năm 2008 đến nay), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới mới ghi nhận một ca mắc bệnh thủy đậu bị tử vong. Lúc bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện đã trong tình trạng viêm phổi quá nặng, suy hô hấp.
 
Chủ động phòng ngừa
 
          Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn...). Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Đa số nốt đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.
 
          Theo bác sĩ Hùng, biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Những người bị biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên cho dù được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não...
 
          Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dẫn tới suy hô hấp, phù phổi... và nguy hiểm tính mạng. Riêng trường hợp bị viêm não, tỉ lệ tử vong chiếm 5-20%, ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật trong suốt tháng ngày còn lại.
 
          TS.BS Lê Mạnh Hùng cho rằng phần lớn trường hợp mắc bệnh thủy đậu có thể khỏi bệnh nếu được chăm sóc tốt. Song đến nay vẫn còn nhiều người điều trị bệnh thủy đậu theo những cách dân gian như đốt rơm rạ để uống hoặc tự mua thuốc uống... Với những trường hợp bệnh nặng thì những cách điều trị trên sẽ làm chậm quá trình can thiệp y khoa, gây nguy hiểm.
 
          Ai từng bị thủy đậu hiếm khi nào mắc bệnh lại do đã miễn dịch với bệnh. Do có một tỉ lệ người bệnh thủy đậu có thể bị diễn biến nặng, biến chứng nguy hiểm nên bác sĩ Hùng khuyên người chưa mắc bệnh hoặc chưa xác định từng mắc bệnh, nhất là phụ nữ chuẩn bị có con, nên chích ngừa thủy đậu vì đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
 
Thai phụ mắc bệnh có nguy cơ truyền cho con
 
          Khắp mặt và người nổi chi chít những nốt đậu, chiều 5-1, ngồi tại khoa nội A, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, chị N.T.T.T., 26 tuổi, ở Biên Hòa, Đồng Nai lo lắng kể chị đang mang thai đứa con đầu lòng mới được ba tháng, không biết bệnh này ảnh hưởng gì đến con chị sau này.
 
          Theo TS.BS Lê Mạnh Hùng, người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai dưới 20 tuần sinh con ra sẽ có một tỉ lệ nhỏ (khoảng 2%) bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Các biểu hiện của hội chứng này có thể là: sẹo da, nhẹ cân, các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc...), tay chân ngắn, đầu bé, chậm phát triển tâm thần...
 
           Với những người mẹ bị thủy đậu trong khoảng thời gian trước sinh năm ngày đến sau sinh 48 giờ, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và có tỉ lệ tử vong cao (khoảng 30%).

Những điều cần biết về bệnh Thủy đậu

Bệnh Thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn).
Nguồn: Phòng Truyền thông - Chỉ đạo tuyến, Cục Y tế dự phòng
Vi rút có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, qua các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh từ dịch tiết đường hô hấp, dịch từ nốt phỏng thủy đậu, lây qua đường hô hấp do hít phải vi rút do người bị bệnh thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho..làm nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi.  Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh thường gặp vào mùa đông, đầu mùa xuân và có thể gây dịch .
          
          Các biểu hiện của bệnh thủy đậu: Thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -3 tuần, thông thường từ 14-16 ngày từ lúc bị nhiễm vi rút đến lúc phát  bệnh. Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Ban đỏ mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều mức độ khác nhau từ nốt sẩn, bọng nước trong, bọng nước đục hoặc đóng vẩy. Người bị bệnh Thủy đậu có thể nổi từ vài mụn nước cho đến hàng trăm mụn nước trên cơ thể. Thời kỳ lây truyền là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng cũng có thể gây ra biến chứng từ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều có thể mắc bệnh. Thông thường người lớn mắc bệnh nặng hơn ở trẻ em. Mọi người đều phải chủ động phòng bệnh thủy đậu bằng cách tránh tiếp xúc với người bị bệnh và tiêm vắc xin phòng bệnh. Không tiêm vắc xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, người mẫn cảm với các thành phần của vắc xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai.


Để phòng lây lan bệnh thủy đậu trong cộng đồng, người lớn mắc bệnh phải nghỉ làm tránh tiếp xúc với người khác, trẻ nhỏ mắc bệnh phải nghỉ học từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt bọng nước khô vảy hoàn toàn; sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 90/00, tăng cường vệ sinh cá nhân; vệ sinh phòng ở của người bệnh, đồ vật nhiễm mầm bệnh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Các thuốc không được dùng khi mắc sốt xuất huyết


Sốt xuất huyết gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu - máu. Dùng thuốc nhằm lập lại thăng bằng, chống lại các triệu chứng bất lợi. Nhưng nếu dùng không đúng thuốc, không đúng cách thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu, khiến bệnh trầm trọng thêm.

Nắm vững  bệnh lý trước  khi dùng thuốc


Virus Dengue gây ra sốt xuất huyết (SXH) không hoặc có sốc. Trong SXH không sốc: Sự giãn mạch  nhẹ, huyết tương thoát ra ngoài thành mạch ít. Trong SXH có sốc có 3 biểu hiện: Giãn mạch mạnh, làm cho huyết tương thoát ra ngoài thành mạch nhiều, dẫn đến máu bị cô đặc, lượng máu lưu thông giảm, gây tụt huyết áp, tim nhanh rồi trụy tim mạch. Rối loạn đông máu thể hiện ở chỗ biến đổi thành mạch, hạ tiểu cầu, rối loạn đông máu làm xuất huyết. Hệ thống bổ thể và làm giảm C3-C5 huyết thanh bị kích hoạt.


Sự phát triển virus Dengue có điểm đặc biệt: Khi virut mới xâm nhập, có thể sinh ra kháng thể; kháng thể làm cho virut gắn với  tế bào đơn nhân - đại thực bào thành một tổ hợp. Sau đó, tế bào lympho tấn công vào tổ hợp này, phá hủy tế bào đơn nhân - đại thực bào, lại giải phóng ra virut và chất gây giãn mạch, tromboplastin bạch cầu, chất hoạt hóa C3. Chất C3 lại hoạt hóa thành chất kích thích tế bào đơn nhân - đại thực bào. Chu trình lặp lại như trên. Như thế  kháng thể không chặn được virut, trái lại làm chỗ ẩn náu cho virut phát triển.


sxh.jpg
Phun thuốc diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết.

Các thuốc thường dùng và không được  dùng:


Dùng thuốc hạ nhiệt:


- Chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15g/ngày với người lớn) và hoặc/ lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu (rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion để chuyển hóa paracetamol thành chất không độc). Còn khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị SXH: Một lần: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Một ngày: 2-3 lần (1.500mg-2.250mg).


- Không được dùng aspirin: Trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirin  ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm.  Do vậy, trong SXH, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng đặc biệt chú ý việc cấm này vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng  Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.


- Không dùng kháng viêm không steroid: Tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng các kháng viêm không steroid đều có tính này (với các mức  khác nhau) nên cũng làm  cho việc chảy máu trong SXH không cầm được. Do vậy không dùng chúng trong  SXH. Trên thị trường  có các loại thuốc cấm (bán không cần đơn) trong thành phần thường có chứa kháng viêm không steroid. Ví dụ  biệt dược: alaxan chứa  kháng viêm không steroid (ibuprofen).  Tránh dùng nhầm các loại biệt dược loại này.


Dùng dịch truyền:


- Ưu tiên bù dịch bằng đường uống: Người bệnh SXH rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu SXH ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống (oresol). Theo Bệnh viên Bạch Mai Hà Nội, nếu cho 100% người bệnh dùng oresol ngay khi nhập viện, thì số người còn lại cần truyền dịch chỉ khoảng 15%.


- Chỉ truyền dịch khi cần thiết: Khi SXH ở cuối độ II hay đầu độ III, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, thể tích máu trong lòng mạch giảm sút, sốt cao làm mất nước, làm cho sự giảm sút này tăng thêm, máu bị cô đặc lại, huyết áp tụt xuống, tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch cho nên cần truyền dịch. Dịch bị mất trong trường hợp này là "mất nước nhiều hơn mất muối" nên dung dịch truyền phải chứa ít muối. Tốt nhất là chọn dung dịch riger lactat (chứa natri clorid + kali clorid + canxi clorid + natrilactat). Nếu không có thì trộn dung dịch glucose đẳng trương (5%) với dung dịch natri clorid đẳng trương (0,9%) mỗi loại 50%. Khi rất nặng, truyền các dung dịch này mà không nâng được huyết áp thì dùng các dung dịch cao phân tử  nhưng phải dùng ở nội viện.


- Liều lượng và thời gian bù dịch:


Cần bù đủ lượng dịch bị mất trong vòng 24 giờ nhưng trong 8 giờ đầu chỉ bù 50% và 16 giờ sau bù tiếp 50% lượng dịch bị mất.


+ Với trẻ em: Lượng dịch  cần bù bằng P1 (thân trọng lúc chưa mắc bệnh) trừ đi P2 (thân trọng khi mắc bệnh).  Trẻ em  trước khi mắc bệnh không cân nên không biết P1. Vì thế, theo kinh nghiệm, có thể tính liều cho trẻ em dựa vào P2. Liều tính bằng ml/kg/trong 24 giờ trong ngày thứ nhất, hai, ba  như sau: P2 = 7kg, liều 220-165-132; P2 = 8kg-11kg, liều 165-132-88; P2 = 12kg-18kg, liều 132-88-88; P2 = 18kg liều 88-88-88.


+ Với người lớn: Với  SXH độ II ở giờ đầu liều 6-7mg/kg/giờ, ở giờ thứ hai và ba liều 5ml/kg/giờ ở thứ tư và năm liều 3ml/kg/giờ. Theo đó tính ra ở SXH  độ II ở một người nặng trong các thời điểm trên lượng dịch truyền sẽ là 350ml + 500ml + 300ml = 1.150ml. Với SXH độ III,  truyền nhiều hơn ứng với các thời gian trên  là lần lượt  là các liều:15-20ml/kg/giờ -10ml/kg/giờ - 7,5 ml/kg/giờ.


Truyền thừa dịch sẽ gây rối loạn cân bằng muối nước, rõ nhất là ứ nước trong các mô, tổ chức, hay gặp nhất là tràn dịch màng phổi. Thêm nữa, trong Ringer lactat có kali, truyền thừa kali có hại cho tim.


- Tốc độ truyền dịch: Từ lượng dịch và thời gian cần bù nói trên, tính ra tốc độ truyền bằng ml/giờ nhưng tốt nhất là tính bằng giọt/phút dễ theo dõi hơn. Là tốc độ tính bằng ml/giờ chia ra 3 lần thì ra tốc độ tính bằng giọt/phút. Ví dụ: tốc độ 100ml/giờ chia ra 3 lần  thì  quy ra bằng tốc độ 33 giọt/phút.


Về nguyên tắc, khi truyền không làm thay đổi nồng độ natri  máu quá 1mEq/L trong 1 giờ. Truyền nhanh sẽ làm thay đổi nồng độ natri máu tức thời quá 1mEq/L sẽ tạo ra những rối loạn  không có lợi.


Không cần dùng kháng sinh


Dùng kháng sinh nhằm làm yếu virut,  tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virut bằng cách thực bào. Trong SXH, kháng thể tiêu diệt trái lại làm cho virut phát triển (như nói trên) nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong SXH, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm  cho nồng độ kháng sinh  máu cao, dễ gây tai biến.

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).




Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị


Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời. Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiễm virus dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện nhưmột hội chứng nhiễm virus không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong . Trong bài này, thuật ngữ dengue được sử dụng để chỉ chung cho ba thể bệnh nêu trên. Khi nói đến từng thể riêng biệt thì tên chính xác của thể bệnh đó sẽ được sử dụng.



Có thể nói dengue là một bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện quốc tế. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc tơ truyền bệnh (muỗi) và virus đã đưa đến sự tăng cao tỷ lệ bệnh trong vòng 25 năm qua cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều chủng huyết thanh khác nhau ở các đô thị trong vùng nhiệt đới.

I. DỊCH TỄ HỌC:

Những trận dịch đầu tiên đã được ghi nhận xảy ra vào những năm từ 1778-1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời của các trận dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng như véc tơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước. Trong thời gian này dengue chỉ được xem là bệnh nhẹ. Một vụ đại dịch dengue xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu. Cũng ở khu vực Đông Nam Á, dengue lần đầu tiên được phát hiện ở Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong vùng này .
II. XU HƯỚNG MẮC BỆNH:
Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành. Con số này tăng lên gấp hơn 4 lần vào năm 1995. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 50 đến 100 triệu người mắc bệnh. Không chỉ có số trường hợp mắc bệnh gia tăng mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo động. Sau đây là một vài con số thống kê khác :

http://suckhoe365.net/wp-content/themes/VN-News02/images/bullet.gif); background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial; line-height: 21px; background-position: 18px 8px; background-repeat: no-repeat no-repeat; ">Trong vụ dịch, tỉ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm thường là 40-50% nhưng cũng có thể cao đến 80-90%.
http://suckhoe365.net/wp-content/themes/VN-News02/images/bullet.gif); background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial; line-height: 21px; background-position: 18px 8px; background-repeat: no-repeat no-repeat; ">Mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết dengue cần nhập viện, phần lớn trong số đó là trẻ em. Tỉ lệ tử vong trung bình vào khoảng 2,5%.
http://suckhoe365.net/wp-content/themes/VN-News02/images/bullet.gif); background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial; line-height: 21px; background-position: 18px 8px; background-repeat: no-repeat no-repeat; ">Nếu không được điều trị, tỉ lệ tử vong của sốt xuất huyết dengue có thể vượt quá 20%. Với phương thức điều trị tích cực hiện đại, tỉ lệ tử vong có thể thấp hơn 1%.
III. NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
Người nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

Người là ổchứa virus chính. Ngoài ra người ta mới phát hiện ởMalaysia có loài khỉsống ởcác khu rừng nhiệt đới cũng mang virus dengue. Aedes aegypti có nguồn gốc từchâu Phi. Loài muỗi này dần dần lan tràn ra hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới đầu tiên là nhờtàu thuyền và sau đó có thểcảmáy bay nữa . Ngày nay có hai loài phụcủa Aedes aegypti là Aedes aegypti queenslandensis, một dạng hoang dã ởchâu Phi không phải là véc tơtruyền bệnh chính, và Aedes aegypti formosuslà muỗi sống ởkhu vực đô thịvùng nhiệt đới và là véc tơtruyền bệnh chính. Trong quá khứ, muỗi Aedes aegypti phải nhờvào các vũng nước mưa đểđẻtrứng. Tuy nhiên ngày nay quá trình đô thịhóa diễn ra với tốc độồạt đang cung cấp cho muỗi những hồnước nhân tạo đểmuỗi đẻtrứng dễdàng hơn nhiều.

Aedes albopictus trước đây là véc tơ truyền bệnh chính của dengue và hiện nay vẫn còn là véc tơ quan trọng ở châu Á. Loài muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi này là véc tơ truyền bệnh quan trọng thứ hai. Trong khi muỗi Aedes aegypti formosus chủ yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không truyền virus qua trứng, trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này.

IV. SINH LÝ CỦA BỆNH:
Nhiễm virus dengue thường không có biểu hiện rõ ràng. Sốt dengue cổ điển (thể nhẹ) chủ yếu xuất hiện ở người lần đầu mắc bệnh, chưa có miễn dịch. Sốt xuất huyết dengue/Hội chứng sốc dengue (thể nặng) thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bệnh nhân đã có sẵn miễn dịch chủ động (do đã bị bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại huyết thanh khác. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Các phức hợp kháng nguyên-kháng thể lưu hành trong máu, sự hoạt hóa hệ thống bổ thể và giải phóng các chất hoạt mạch có thể gây nên tăng tính thấm mao mạch đối với huyết tương, xuất huyết và có thể là đông máu nội mạch lan tỏa. Trong quá trình đào thải miễn dịch của các tế bào nhiễm virus, các protease và lymphokine được phóng thích gây hoạt hóa hệ thống bổ thể cũng như các yếu tố tăng tính thấm thành mạch.

Miễn dịch tăng cường bệnh: Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết rằng “thể nặng của bệnh là sốt xuất huyết dengue/hội chứng sốc dengue xảy ra khi một người đã nhiễm bệnh trong quá khứ bởi một loại huyết thanh virus nay lại nhiễm một loại huyết thanh virus khác”. Giả thiết này được củng cố bởi các ghi nhận lâm sàng rằng sốt xuất huyết dengue gặp chủ yếu ở những người đã ít nhất một lần mắc bệnh trước đó và sốt xuất huyết dengue xảy ra thường xuyên hơn ở các cư dân trong vùng dịch lưu hành hơn là các du khách mắc bệnh tại nơi này trong cùng thời điểm. Nếu giả thiết này là đúng hoàn toàn thì việc lưu chuyển các loại huyết thanh virus khác nhau từ vùng này đến vùng khác trên thế giới sẽ ngày càng gây nên tình trạng bệnh nặng nề hơn trong tương lai

Như vậy yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng trong sốt xuất huyết dengue là người sẵn có kháng thể kháng lại một loại huyết thanh đã gây bệnh trước đó, chủng virus gây bệnh, trẻ nhỏ hơn 12 tuổi, phụ nữ và người Caucasian (da trắng).

V. TRIỆU CHỨNG VÀ CHUẨN ĐOÁN:
Triệu chứng

1. Thời kỳ ủ bệnh:

3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.

2. Sốt dengue

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc. Như vậy biểu hiện xuất huyết không chỉ sốt xuất huyết dengue mới có (6).

3. Sốt xuất huyết dengue

Giai đoạn sớm của bệnh không thể phân biệt được với sốt dengue. Tuy nhiên thường sau từ 2 đến 5 ngày, tức là vào giai đoạn hạ sốt, một số trường hợp nhiễm trùng đầu tiên và đa số các nhiễm trùng thứ phát sau khi đã nhiễm một loại huyết thanh khác có biểu hiện hạ tiểu cầu (< 100.000/mm³) và cô đặc máu. Thường thì giảm tiểu cầu xảy ra trước cô đặc máu. Biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra hoặc không. Các biểu hiện xuất huyết thường gặp trong sốt xuất huyết dengue gồm xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa. Lá lách thường không lớn. Nếu gan lớn và đau thì đây là những dấu hiệu bệnh nặng. Các biểu hiện khác có thể gồm tràn dịch màng phổi, giảm protein máu, bệnh lý não với dịch não tủy bình thường (6).

Tính thấm mao mạch gia tăng, với hậu quả thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng lớn, là nguyên nhân của tình trạng cô đặc máu. Khi bệnh nhân có đồng thời hai dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là sốt xuất huyết dengue và được phân loại theo WHO (6):

Độ I: giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát.
Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát.
Độ III: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương < 20 mm Hg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn.
Độ IV: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mm Hg.
Nếu được điều trị thoát sốc thì bệnh nhân lành bệnh nhanh chóng và rất hiếm có di chứng (6).

Chẩn đoán

Chẩn đoán nguyên nhân là cực kỳ quan trọng và cần thiết nếu xét trên phương diện sức khỏe cộng đồng nhưng lại có vẻ là không cần thiết cho việc thiết lập một chế độ điều trị hỗ trợ sớm cho bệnh nhân. Chẩn đoán dengue thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như trình bày ở trên cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit.
Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: dengue xuất huyết thường có giảm bạch cầu. Trường hợp tăng bạch cầu và tăng bạch cầu trung tính thường là cơ sở để loại trừ dengue xuất huyết.
Giảm tiểu cầu (< 100.000/mm³): cần làm số lượng tiểu cầu ở bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ sốt xuất huyết dengue. Tiểu cầu càng giảm, nguy cơ xuất huyết càng cao.
Hematocrit: khi giá trị hematocrit tăng trên 20% so với trị số bình thường trước đó thì bệnh nhân được coi là có cô đặc máu. Đây là một tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết dengue. Nếu không biết được giá trị hematocrit bình thường của bệnh nhân thì có thể xem giá trị > 45% là mốc chẩn đoán (6).
Một số xét nghiệm khác nhằm đánh giá mức độ bệnh: điện giải đồ, khí máu, chức năng đông máu, men gan, X quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch màng phổi (4).
Chẩn đoán nguyên nhân: có thể thể hiện mầm bệnh trong máu và huyết thanh bằng phương pháp phân lập virus, xác định kháng nguyên virus bằng các phương pháp miễn dịch hoặc phát hiện bộ gene của virus bằng kỹ thuật khuyếch đại chuỗi DNA (PCR).

Chẩn đoán huyết thanh học thông qua phương pháp xác định IgM bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn kết enzyme (MAC-ELISA) ở hai mẫu máu bệnh nhân lấy cách nhau 14 ngày. Mẫu máu thứ nhất lấy trước ngày thứ 7 của bệnh cũng có thể có ích trong việc phân lập virus bằng cách cấy vào tế bào của muỗi Aedes albopictus. Sau đó, việc định danh vi khuẩn có thể thực hiện nhờ xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang sử dụng kháng thể đơn dòng.

Ở bệnh nhân tử vong, chẩn đoán có thể thực hiện bằng phương pháp phân lập virus hoặc xác định kháng nguyên virus (phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp) từ hai mẫu bệnh phẩm (gan, lách, hạch bạch huyết, tuyến ức).

VI. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT:
Nguyên tắc chung

Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue: không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu. Vì sao phải truyền dịch cấp cứu sốc dengue: vì bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu. Tại sao bị giảm thể tích tuần hoàn máu, giảm khoảng 20 đến 30% thế tích: vì albumin trong máu thoát quản ra khỏi lòng mạch. Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu, bởi một số lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Có thể nói bệnh siêu vi dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.

Phân cấp điều trị bệnh nhân

Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch với lượng bênh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp (6).

Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:
Tất cả những bệnh nhân Sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.
Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.
Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 – 24 giờ):
Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.
Bệnh nhân Độ I và Độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.
Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan lớn.
Tất cả bệnh nhân độ III.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):
Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.
Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).
Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.
Tất cả bệnh nhân Độ IV.
Dự phòng

Vắc xin

Lý tưởng nhất là có một vắc xin có thể chống lại cả bốn loại huyết thanh virus gây bệnh. Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn. Tuy nhiên đã có một nghiên cứu tại Đại học Mahidol (Thái Lan) với sự cộng tác của WHO, một vắc xin chống cả bốn loại huyết thanh virus gây bệnh đang được phát triển và hoàn thiện. Vắc xin này tỏ ra an toàn và hiện đang được đưa vào dùng thử nghiệm trên lâm sàng (5). Hiện nay vắc xin chống sốt xuất huyết cả 4 chủng huyết thanh của Dengue virus đang ở pha 2 thử nghiệm lâm sàng.

Kiểm soát véc tơ truyền bệnh

Hiện tại, kiểm soát véc tơ truyền bệnh được xem là phương pháp phòng bệnh duy nhất có hiệu quả (3). Kiểm soát các véc tơ Aedes có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh dengue. Trong những năm 1950 đến 1960 Tổ chức Y tế Toàn châu Mỹ (Pan American Health Organization) đã thành công trong việc diệt sạch Aedes aegypti ở nhiều vùng thuộc Trung và Nam Mỹ, và trong thời gian này các vụ dịch dengue rất hiếm ở châu Mỹ. Tuy nhiên sau khi chương trình ngừng lại thì Aedes aegypti và sau đó là dengue tái xuất hiện.

Phương pháp chính để kiểm soát số luợng muỗi Aedes là giảm thiểu các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ…), hay nước sạch như bình bông, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư . Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi. Khi có dịch thì đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.

Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mang tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi có mật độ véc tơ truyền bệnh cao có tác dụng tốt nhất. Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày nên có biện pháp phòng tránh khác so với các loại muỗi chỉ hoạt động ban đêm như Anophele và Culex.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Phòng chống muỗi với tinh dầu

Tinh dầu thiên nhiên rất có tác dụng ngăn ngừa một cách hiệu quả với các loại muỗi, rệp, ruồi, bọ..

NCB Michigan đã thử nghiệm một hỗn hợp các loại tinh dầu vào mùa muỗi để tìn hiểu phản ứng của chúng với côn trùng. Điều đáng ngạc nhiên đã xảy ra, tinh dầu thiên nhiên rất có tác dụng ngăn ngừa một cách hiệu quả với các loại muỗi, rệp, ruồi, bọ..

Nhóm nghiên cứu của NCB đã thử nghiệm trong một cuộc cắm trại hè bằng cách pha chế một số hỗn hợp tinh dầu thiên nhiên với nhau bằng cách kết hợp dưới dạng vòi xịt, trộn cùng kem dưỡng không mùi để xoa lên da và khuếch tán chúng dưới dạng nóng.. Muỗi, bọ, rệp và côn trùng hầu như “chạy xa” khỏi khu vực được thử nghiệm. 

Trong lần thử nghiệm trên kênh NBC 25 (Mid-Michigan NBC) được phát sóng trong tháng 6 năm 2009, ba nhân viên của NBC được áp dụng phòng chống muỗi với tinh dầu bằng ba phương pháp khác nhau sau:

Phun thuốc trừ muỗi
Sử dụng kem chống muỗi
Pha trộn các loại tinh dầu thiên nhiên: chanh, bạc hà, oải hương


Sau 10 phút, 3 nhân viên đều nói rằng, họ không bị muỗi đốt, riêng Dan Armstrong sau khi tiếp xúc với phương pháp pha trộn tinh dầu còn cho biết thêm, anh hoàn toàn bất ngờ rằng tinh dầu thiên nhiên không những xua đuổi được muỗi như các sản phẩm thuốc xịt, kem bôi mà còn giúp anh có cảm giác thoải mái vô cùng khi tận hưởng hưởng thơm của chúng. 

Không giống như những loại kem xịt và thuốc bôi trên thị trường, một số vì có quá nhiều chất hóa học nên hương thơm của chúng gây ra hiện tượng dị ứng, đau đầu..

Kết hợp tinh dầu để có hiệu quả trong phòng và diệt muỗi

Có 3 nhóm mùi chính được ưa chuộng:

Nhóm thanh lọc không khí: sả, oải hương, hương thảo, tràm, bạc hà

Nhóm tẩy mùi trong phòng: quế, đinh hương, chanh, hương thảo, bạch đàn chanh

Nhóm giảm stress: chanh, bạc hà, oải hương


Vậy sử dụng như thế nào?
Bạn có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau: dạng xịt, kết hợp với kem dưỡng da không mùi, khuếch tán..

Với cách xoa lên da, làm theo tỉ lệ phù hợp với da bạn như khi bạn dùng tinh dầu dưỡng da. (cách này không dùng cho người có da nhạy cảm)

Cách pha hỗn hợp vào bình xịt và có thể sử dụng hỗn hợp tinh dầu trên như một loại xịt phòng tránh muỗi, khác là đây là hỗn hợp hoàn toàn tự nhiên, không chất hóa hóa học. Mang lại sức khỏe cho người sử dụng.

Bạn có thể chế biến thành dạng nước xịt chống côn trùng như sau:

4,5 thìa cà phê cồn
30ml nước cất
5 giọt tinh dầu quế
5 giọt tinh dầu đinh hương
5 giọt tinh dầu hương thảo
5 giọt tinh dầu bạch đàn chanh
6 giọt tinh dầu chanh


Đổ đều vào 1 bình xịt, lắc nhẹ nhàng để các nguyên liệu trên hòa vào nhau, xịt vào những nơi có muỗi như: góc tủ, gầm giường…

Phần còn lại bảo quản tại nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. dùng liên tục nếu thấy cần thiết.

Cách khuếch tán bằng đèn điện hoặc lò nến, rất đơn giản, bạn có thể nhỏ hỗn hợp tinh dầu vào dụng cụ khuếch tán trong phòng, tự côn trùng và muỗi sẽ lũ lượt tránh xa bạn.

Sử dụng đèn điện để khuếch tán xua đuổi muỗi trong phòng ngủ của bạn

Tinh dầu thiên nhiên tốt cho sức khỏe và môi trường của bạn, nó tốt hơn rất nhiều những loại thuốc và kem chống muỗi có chất hóa học. 

Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để phòng tránh muỗi là hoàn toàn tự nhiên mà không sợ bất kỳ vấn đề độc tính nào do hóa học gây ra. Không nhưng xua đuổi côn trùng mà nó còn làm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và ổn định sức khỏe của bạn.

Chất thơm đuổi muỗi


Chất thơm đuổi muỗi được phát hiện và sáng chế có thể khắc phục được một số nhược điểm mùi khó chịu của các sản phẩm trước.
Sản phẩm chất thơm đuổi muỗi mang tính tự nhiên cao (100% thành phần thiên nhiên), ít độc hại hơn, nhanh đuổi muỗi do không dùng phương pháp đốt. Với Công nghệ chế tạo đơn giản hơn rất nhiều (tiết kiệm chi phí và giá thành sản xuất) dễ tạo được ở vùng nguyên liệu dồi dào. 

Do tính bí quyết kinh doanh để có được sản phẩm tôi xin phép chỉ mô tả bề ngoài sản phẩm, cách sử dụng, cách chế tạo, nguyên liệu để hình thành sản phẩm sẽ trao cho người mua và sẽ có thể công bố - công bố bí mật khi doanh nghiệp đã làm chủ quyền kinh doanh sản phẩm vì lý do bảo vệ ưu thế cho người mua sản phẩm, mục đích cần đạt là quảng bá sản phẩm để sản phẩm có thể đến với người tiêu dùng sớm nhất thông qua các nhà khoa học và doanh nghiệp. 

Mô tả sản phẩm sơ cấp: Sản phẩm có hình dạng vật lý tương tự như trà (trà khô dùng để pha trà). Có mùi thơm của mật và hoa (Sản phẩm kiểm chứng có dạng cám vụn). 
Nguyên liệu chế tạo: Là sản phẩm thu hoạch từ một loại cây mà giống có sẵn, được trồng bằng phương pháp giâm cành, cho khối lượng sản phẩm cao tương đương trồng rau, và có khối lượng sản phẩm cao hơn hẳn so với trồng chè. (Vậy theo tôi việc cung cấp nhiên liệu là trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp - tạo vùng nhiên liệu đầu vào cho sản xuất). 

Cách chế tạo: Dùng nguyên liệu có gốc thực vật xao khô như xao chè. Trước lúc xao có thể hấp chín hoặc phơi khô trong bóng râm hoặc chỉ cần phơi khô trong bóng râm - sấy khô. Xao đến khi vàng ươm và bắt đầu bốc khói thơm đặc trưng thì ngưng và đóng gói để nguội. Sau đó xao giòn lần thứ 2. Khi đã xong công đoạn chế tạo sản phẩm, đóng gói bằng chai thuỷ tinh hoặc gói thích hợp tránh cho tiếp xúc với môi trường. 

Cách sử dụng: Cho căn phòng 10m2 có thể để trống cửa 24/24 vẫn đạt hiệu quả. Dùng sản phẩm chất thơm đuổi muỗi có lượng tương đương 2 điếu thuốc lá, chia ra rắc vào phòng ở 3 góc và giữa phòng, phần cửa không rắc thuốc để muỗi thoát ra, các lần sau tiếp đó chỉ cần phân nửa liều lượng, muỗi sẽ không còn trong phòng. Trường hợp những con muỗi con sót lại là rất ít và chúng không có khả năng vo ve: ta có thể đuỗi nhẹ và chúng tìm cách thoát ra, hoặc ể oải tìm chỗ đậu mới. Như vậy, với căn phòng đã nêu trừ lần đầu tiên các lần trong ngày chỉ cần rắc khối lượng ½ lần đầu là đủ, mỗi ngày rắc khoảng 3 lần, có thể giảm tùy theo vùng khi hậu và độ ẩm môi trường. 

Ví dụ cụ thể với một phòng như trên, nhưng có một vách tường luôn ẩm ướt thì cần một lượng lớn hơn, hoặc vẫn sử dụng liều lượng như trên, song phải giữ cho sản phẩm luôn khô giòn bằng cách gia nhiệt (có thể gia nhiệt bằng cách sấy sản phẩm bởi nhiệt của bóng đèn sợi đốt giữ cho chất thơm đuổi muỗi không bị hút ẩm quá nhiều ảnh hương đến quá trình tự thăng hoa toả hương). 

Trường hợp phòng ẩm ướt hiệu quả kém hơn – có thể còn sót vài con, cụ thể trong lúc kiểm chứng đã bị muỗi đốt 2-3 lần trong 5 ngày ẩm cao do tường ướt nước 1 vách, trong điều kiện ngủ không mùng. Khi cần tái sử dụng lượng thuốc đã sử dụng - bằng biện pháp tái sử dung chất thơm đuổi muỗi theo phương pháp đốt nhẹ bằng cách rắc trực tiếp một ít lên bóng đèn sợi đốt cho cháy nhẹ có ít khói phần còn lại chỉ cần để gần nguồn nhiệt để chống ẩm sẽ có hiệu quả đuổi muỗi cao hơn- sau 3 ngày sử dụng để tiết kiệm chỉ cần bổ sung khi có muỗi tái xuất hiện. 

Hiệu quả đuổi muỗi là 24/24 trên ngày các ngày kế tiếp chỉ cần 1 lần trên ngày vẫn có hiệu quả tương tự 

Tìm hiểu các tài liệu nói về thuốc đuổi muỗi tôi có thể rút ra kết luận đây là một phát hiện mới có tính sáng chế và có lợi ích ứng dụng cao trong cộng đồng và có thể mới so với thế giới. 

Một căn phòng có mùi thơm tự nhiên của đồng nội (thoảng hương thơm người khác khó nhận biết được) và không có muỗi - là kết quả đã đạt được. 

Tôi đã ứng dụng hàng ngày cho phòng ngủ và nơi làm việc của tôi một tháng nay và vẫn đang sử dụng, đồng thời tôi cũng nhờ một số người thân giới hạn sử dụng và kiểm chứng tự nguyện tại nhà riêng và cũng có kết quả tương tự. 

Những người tôi nhờ kiểm chứng đều thích thú và hưởng ứng sản phẩm với nhận xét là sản phẩm độc đáo và hiệu quả, không gây một mùi khó chịu nào - ở những nhà khô ráo có muỗi chỉ cần rải 2 ngày đầu tác dụng kéo dài được 4-5 ngày. Đây là kết quả của một người tôi nhờ kiển chứng tại nhà riêng có dạng nhà biệt thự trên 8 phòng. 

Sản phẩm có mùi hương rất nhẹ, khách khó có thể nhận thấy, hoặc có nhận thấy sẽ có cảm giác là hương của cây cỏ xung quanh nhà. Sản phẩm này đặc biệt thích hợp tại các nơi không thể sử dụng mùng như phòng ăn – phòng khách do không có mùi lạ và khói. 

So với các sản phẩm thuốc đuổi muỗi hiện có, hiệu quả các mặt của sản phẩm khó có thể thua kém, là một sản phẩm có thể có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trước đó đã thương mại hoá, đồng thời cách chế tạo cũng như công nghệ cần để ra sản phẩm cũng rẻ hơn, góp phần vào việc phòng chống dịch bệnh do muỗi gây ra. Với chi phi giá thành thấp, đồng thời mang lợi ích đến cho nhà kinh doanh và là một sản phẩm khoa học mới nếu doanh nghiệp đưa được sản phẩm ra thị trường

4 loại cây dễ trồng khiến muỗi kinh sợ

Thay vì xịt thuốc, đốt hương đuổi muỗi, hãy trồng hoặc đặt những loại thực vật sau trong nhà, sân vườn… Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả.
Cây sả
Cây sả là một trong những loại cỏ rất tự nhiên, dễ trồng và khá nhiều tinh dầu. Dầu sả được đặt trong nến và lồng đèn có thể khiến muối phát sợ. Những nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả còn có tác dụng trị muỗi và xua đuổi muỗi tốt hơn gấp nhiều lần thuốc trị muỗi thông thường.

Ngoài được coi là loại thảo mộc phòng chống muỗi, cây sả còn được coi là một loại gia vị thơm ngon cho một số món ăn.

Cây húng thơm
Cũng được coi là một loại thảo dược vừa có lợi cho sức khỏe con người vừa giúp phòng chống và xua đuổi muỗi. Được biết tinh dầu của cây húng thơm cũng có thể giúp phòng chống muỗi hữu hiệu cho cả gia đình bạn.

Cây hương thảo
Từ lâu cây hương thảo cũng được coi là một loại thảo dược hấp dẫn và đầy công hiệu với sức khỏe. Ngoài tác dụng có thể nấu ăn được, cây hương thảo còn giúp xua đuổi và phòng chống muỗi.

Tuy cây hương thảo ưa sống và phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới, nhưng khi mùa đông đến, bạn vẫn có thể lấy lá hương thảo và đun nó trong nồi nước để chống muỗi cho cả gia đình.

Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ cũng được coi là một trong những loại cây “khắc tinh” của nhiều loại côn trùng gây hại cho con người. Chúng cũng là một loại cây giúp phòng chống và xua đuổi muỗi cũng như các côn trùng khác có thể tấn công rau quả hoặc loài rệp vừng.


Vì thế, bạn có thể trồng cúc vạn thọ với đủ các loại màu sắc khoe hương vừa giúp sân vườn bạn rạng rỡ vừa phòng chống muỗi.


Lưu ý: Nếu chẳng may bị muỗi đốt, bạn cũng có thể sử dụng ngay một số loại tinh dầu có trong chúng để thoa lên trên vết muỗi cắn nhằm thoát khỏi tình trạng bị sưng và ngứa ngáy.